Bệnh Đậu Gà, Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Những Phương Pháp Điều Trị Cũng Như Phòng Bệnh Hiệu Quả Cao

Đăng bởi Trại Gà Minh Trí - 18/12/2021 - Lượt xem: 681

Trong quá trình nuôi gà từ lúc mới nở đến khi trưởng thành, gà đá thường gặp phải vô số các bệnh gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tử vong. Một trong số đó là bị nhiễm các bệnh do virus gây ra, điển hình là Bệnh Đậu Gà. Bài viết này Trại Gà Đá Minh Trí sẽ chia sẻ cùng anh em về Bệnh Đậu Gà và Cách Chữa Bệnh Đậu Gà. 

Fowl Pox

Fowl Pox

Đậu Gà Là Gì?

Bệnh đậu gà có tên tiếng Anh: Fowl Pox là một dạng bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Chúng phổ biến trên gà từ 3-8 tuần tuổi. Bệnh đậu gà có tỉ lệ nhiễm cao có thể lên đến hơn 90%, nếu trở nặng gà cũng có tỉ lệ chết cao. Chúng thường xuất hiện và biểu hiện ra ở niêm mạc mắt, miệng, da… Bệnh gây nổi mụn mủ trên những vùng da mà ổ bệnh phát triển, bệnh nặng gây ra tử vong ở gà, suy giảm cá thể gà trong bầy.

Bệnh Đậu Ở Gà

Bệnh Đậu Ở Gà

Các Triệu Chứng Gặp Phải.

Bệnh đậu gà thường xảy ra ở một trong dạng là khô và ướt, ở một số cá thể trở nặng thường có biểu hiện cùng lúc cả 2 dạng. Các triệu chứng thường thể hiện ra như sau:

Dạng Đậu Khô.

Dạng khô xảy ra thường xuyên hơn, nó là dạng nhẹ và nó ít gây nguy hiểm hơn cho gà bệnh so với bệnh đậu ướt, nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ khiến gà trở nặng và tử vong. Một số biểu hiện gặp ở gà bệnh:

  • Bệnh xảy ra tại các vùng da không có lông như: Mào, mắt, mặt và đôi lúc mọc ở trên bàn chân.
  • Triệu chứng rõ ràng thể hiện qua các mụn mủ mọc trên những vùng da không lông. Chúng đóng vảy ghẻ khô tại các vùng da đó.
  • Mụn mủ mới bắt đầu có dạng mụn nước nhỏ, sau thời gian chúng phát triển lớn hơn và dịch trong mụn chuyển sang màu vàng, kế tiếp là nâu hoặc đen, trông giống những mịn cóc hay mụn nhọt mọc trên da.
  • Gà bệnh thường ủ rũ, bỏ ăn, bỏ uống hoặc ăn, uống rất hạn chế.
  • Gà có biểu hiện lắc đầu và vẩy mỏ do những mụn mủ gây ra cảm giác ngứa.  
Bệnh Đậu Gà Khô

Bệnh Đậu Gà Khô

Dạng Đậu Ướt.

Dạng đậu ướt là dạng cực kỳ nguy hiểm đối với gà nhiễm bệnh. Hầu hết những người chăn nuôi đều coi đây là hình thức kết liễu của gà vì đa số những con gà bệnh nhiễm phải đều chết và khó chữa trị. Bệnh biểu hiện qua các dấu hiệu sau:

  • Gây ra các vấn đề về hệ hô hấp như miệng, cổ họng và bao gồm cả khí quản. Những nơi có mầm bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn trắng.
  • Những vùng mọc mụn trắng nhỏ sẽ gây những vết viêm loét và cuối cùng chúng phát triển thành khối u lớn và loét ra.
  • Trường hợp phát triển thành mụn mủ lớn sẽ khiến gà không ăn được và những nốt mụn góp phần cản trở hô hấp của gà khiến gà thở nhiều và kiệt sức và chết.
  • Biểu hiện bên ngoài là sưng mặt, sưng tích, mắt có ghèn, nhớt và dần dần tích tụ lại khiến mắt sưng và lồi ra.
  • Mũi gà bị viêm và thường xuyên chảy nước mũi, sau đó sẽ đặc lại và khiến mặt gà sưng phù.
Đậu Gà Dạng Ướt

Đậu Gà Dạng Ướt

Dạng Hỗn Hợp.

Một số gà trở nặng sẽ xuất hiện biểu hiện của cả hai dạng khô và ướt. Dạng hỗn hợp thường xuất hiện tại gà con dưới 1 tháng tuổi là chủ yếu. Gà ở dạng này đa số sẽ chết.

Đậu Gà Dạng Hỗn Hợp

Đậu Gà Dạng Hỗn Hợp

Nguyên Nhân Gây Ra.

Virus gây bệnh có khả năng tồn tài dài trong điều kiện thời tiết môi trường khác nhau, chịu được hanh khô, ẩm ướt và ánh sáng cả trong mùa rét. Chúng được lây nhiễm phổ biến thông qua các động vật trung gian như: ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Virus có thể sống 56 ngày trong cơ thể muỗi và được truyền cho gà qua vết muỗi cắn. Bên cạnh đó, nếu gà khoẻ có vết xước ở da mà tiếp xúc với gà bị bệnh thì có nguy cơ mắc bệnh cao.

Đậu Gà

Đậu Gà

Cách Điều Trị.

Bệnh do Virus gây ra nên hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Thông thường khi gà mắc bệnh sẽ được chữa theo từng biểu hiện. Ở những con gà trở nặng thường dùng biện pháp tiêu hủy để đỡ mất tiền chữa trị không hiệu quả và để tránh lây lan phát tán dịch bệnh. Một số cách điều trị đối với gà mắc nhẹ như sau:

Chữa Bệnh Đậu Gà

Chữa Bệnh Đậu Gà

Chữa Trị Bằng Kháng Sinh.

  • Pha dung dịch vaccine với dung môi pha vaccin hoặc nước sinh lý theo liều lượng trên bao bì sau đó lấy kim khâu nhúng vào và chích vào các vết sưng mủ. Hoặc có thể dùng cồn i-ốt để thay dung dịch vaccine.
  • Dùng các kháng sinh chống bội nhiễm như: Amoxycol, Genta-costrim, Ampicol…pha vào thức ăn hoặc nước uống cho gà.
  • Dùng các thuốc sát trùng hoặc cồn, nước muối lau rửa vết thương nhằm tránh vết bị nhiễm trùng tại các vết thương gây hoại tử.
  • Bổ sung một số thuốc trợ sức, tăng đề kháng như: Vitamin C, B-Complex, vitamin A, vitamin D-E… Nên dùng các loại Vitamin này ở dạng lỏng là hiệu quả nhất. 
Thuốc Chữa Đậu Gà

Thuốc Chữa Đậu Gà

Chữa Trị Bằng Phương Pháp Dân Gian.

Theo kinh nghiệm ông cha ta để lại thì có rất nhiều dược liệu dân gian được áp dụng để chữa bệnh đậu gà, giá thành rẻ, thân thiện và tự nhiên. Đa số các dược liệu dân gian đều có 1 tác dụng chung là sát khuẩn, từ đó loại bỏ virus. Mọi người có thể tham khảo dùng một trong những loại thực vật sau: Gừng, tỏi, lá lốt, kinh giới, sầu đâu, gáo vàng…v.v.v. tất cả đem giã ra trộn với ít muối rồi đắp hoặc sát vào vết thương cho gà sẽ giúp gà mau khỏi bệnh.

Chữa Bệnh Đậu Gà Bằng Cách Dân Gian

Chữa Bệnh Đậu Gà Bằng Cách Dân Gian

Cách Phòng Bệnh.

Các bệnh do virus gây ra đa số vẫn chưa có thuốc đặc trị nên việc phòng bệnh cho gà là cách trị bệnh tốt nhất và hiệu quả nhất. Một số biện pháp phòng bệnh mọi người có thể tham khảo qua:

  • Chủng ngừa vaccine cho tất cả gà con mới sinh và tiêm nhắc lại theo từng loại thuốc và làm theo hướng dẫn của bác sĩ thú Y.
  • Virus có thể sống tiềm tàng trên những con gà khỏe mạnh. Vì thế, khi đem một cá thể gà từ nơi khác về nuôi nên cách ly cá thể ấy trong những ngày đầu.
  • Tách riêng và cách ly những con gà nhiễm bệnh trong đàn và tốt hơn nên tiêm phòng cho những con khác trong đàn chưa bị nhiễm, bên cạnh đó nên dọn sạch và khử trùng chuồng trại.
  • Vệ sinh thường xuyên khu vực chăn nuôi và môi trường xung quanh bằng thuốc sát khuẩn định kỳ.
  • Vệ sinh máng ăn, nguồn nước uống để ngăn chặn nguồn phát triển của các loại sinh vật trung gian gây bệnh.

( Lưu ý: phải theo dõi các biểu hiện của gà thường xuyên để phát hiện bệnh và chữa trị kịp thời. Bệnh đậu gà nếu chậm chữa trị sẽ khiến gà viêm niêm mạc mắt dẫn đến bị mù, lở loét vết thương gây sẹo, tiêu chảy, viêm phổi, làm giảm sức chiến đấu hoặc gà có thể suy và bị hư mất khả năng chiến đấu sau này).

Vaccine Đậu Gà

Vaccine Đậu Gà

Bệnh Đậu Gà Có Lây Sang Người Không?

Trên thực tế, bệnh đậu gà không thể lây sang người. Thủy đậu ở người xảy ra do một loại virus khác có tên Varicella Zoster gây ra hay còn gọi là bệnh trái rạ. Tuy nhiên, virus đậu gà vẫn bám vào bên ngoài cơ thể bạn và truyền sang đàn gà của bạn, chúng bám trên quần áo, thiết bị, giày của bạn khi tiếp xúc những nơi có ổ bệnh.

Bạn phải luôn rửa tay thật sạch sau khi tiếp xúc với đàn gà của mình và bạn cũng cần phải sát khuẩn mỗi khi tiếp xúc và ra vào trại. Thông thường, loại virus này sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 14 ngày trước khi biểu hiện đầy đủ.

Một số kinh nghiệm liên quan anh em có thể tham khảo thêm:

Thuốc Gà Đá

Bệnh Khò Khè ở Gà

Mạt Gà, Trị Bệnh Mạt Gà

Trên đây là kinh nghiệm về chữa và phòng bệnh đậu gà của mình muốn chia sẻ đến các bạn, các bạn có thể tham khảo qua. Sau cùng mình xin cảm ơn những anh em chơi gà trên toàn quốc đã tin tưởng và ủng hộ Trại Gà Mỹ Minh Trí trong những năm qua và Minh Trí luôn luôn cố gắng để tạo ra những thế hệ gà tốt phục vụ những anh em nào có nhu cầu. Tham khảo thêm tại: https://traigaminhtri.com/, chúc anh em luôn thành công với đam mê.

 

 

 

 

 

0/5 (0 Reviews)

Trại Gà Minh Trí

Xin chào, rất vui được các bạn ghé thăm website và đọc các bài viết chia sẻ về cách nuôi, lai tạo và chăm sóc gà đá của mình. Mình là Hoàng Nguyên Vũ, là CEO của Trại Gà Minh Trí. Là một người đam mê gà đá từ nhỏ và đã có rất nhiều năm kinh nghiệm trong việc nuôi gà đá, đặc biệt là các giống gà Mỹ. Rất hân hạnh được giao lưu, kết nối và cùng chia sẻ đam mê về gà đá với anh em trên mọi miền.